Những yếu tố giúp kinh doanh phòng gym thành công

Mở phòng tập Gym đang được khá nhiều người lựa chọn để kinh doanh ở thời điểm hiện nay, đặc biệt khi phòng trào tập luyện thể dục thể thao đang tăng cao. Cùng khám phá các kinh nghiệm mở phòng tập Gym cho người mới bắt đầu kinh doanh phòng tập Gym hiện nay.

Ngày nay nhu cầu tập luyện thể dục, thể thao ngày càng phát triển, đặc biệt là đối với giới trẻ. Khi môi trường làm việc ngày càng vận động ít, nhất là dân công sở thời gian chủ yếu ngồi hoạt động trên máy tính với nguy cơ béo phì cao thì con người ngày càng có nhu cầu tìm đến phòng tập. Chính vì vậy, các phòng tập Gym đang mọc lên ngày càng nhiều đồng thời được xem là một trong số các xu hướng kinh doanh nổi bật nhất.

1. Mở phòng tập Gym cần các thủ tục gì ?

Vấn đề đầu tiên bạn cần quan tâm khi mở phòng tập Gym đó chính là chuẩn bị các thủ tục pháp lý cho hoạt động kinh doanh. Để kinh doanh phòng Gym, bạn cần có bằng huấn luyện viên thể hình thông qua việc đăng ký 1 khóa học cấp chứng chỉ huấn luyện viên thể hình của Liên đoàn thể dục thể thao là tốt nhất. Tuy nhiên khóa học không mở liên tục, đôi khi mấy năm mới có 1 lớp nên bạn cần chú ý đến thời gian để có thể tìm được lớp học này.

 

Ngoài ra, bạn còn cần đăng ký kinh doanh cho phòng tập do bộ phận 1 cửa tại quận, huyện nơi bạn đăng ký mở phòng tập. Khi đăng ký kinh doanh cần có bằng huấn luyện viên thể hình, nếu bạn chưa kịp theo học, thì có thể nhờ bạn bè có bằng cấp đứng tên đăng ký kinh doanh hoặc nhờ người đăng ký kinh doanh giúp. Bên cạnh đó,  kinh nghiệm mở phòng tập Gym đó là bạn không nên bỏ qua các quy định của phòng văn hóa đó là khoảng cách máy tập nên cách nhau 1m để đảm bảo an toàn trong quá trình tập luyện.

Cùng với bằng cấp huấn luyện viên và giấy đăng ký kinh doanh thì bạn cần đăng ký thủ tục PCCC cho trung tâm thể hình. Tuy nhiên để có thể được cấp chứng chỉ PCCC do công an huyện nơi đăng ký mở phòng tập thì hơi khó khăn bởi vì bạn cần trang bị đầy đủ hệ thống PCCC theo yêu cầu không hề nhỏ. Nếu không đăng ký được thủ tục PCCC thì bạn nên trang bị ít nhất 1 đến 2 bình cứu hỏa đặt tại phòng tập để thuận tiện cho việc cứu hỏa khi xảy ra phòng tập.

2. Mở phòng tập Gym cần bao nhiêu vốn ?

Số vốn để mở phòng tập Gym thường không cố định tùy theo quy mô, diện tích phòng tập hay các loại máy móc cần đầu tư tuy nhiên chi phí thông thường để mở một phòng tập thường dao động từ 300 triệu đến 600 triệu đồng, thậm chí lên tới cả tỷ đồng. Với phòng tập Gym không thể thu hồi vốn trong 1 vài tháng đầu tuy nhiên bạn có thể nhanh chóng thu hồi vốn nếu có chiến lược kinh doanh hiệu quả.

 

3. Nên chọn mặt bằng kinh doanh phòng tập Gym như thế nào ?

Diện tích phòng tập phụ thuộc vào quy mô quy đầu tư phòng tập Gym của bạn lớn hay nhỏ, nhưng tối thiểu cần khoảng từ 70m2 trở lên đối với các phòng tập bình dân và trên 100m2 với các phòng tập cao cấp mới đảm bảo được đủ yêu cầu cung cấp không gian thoải mái cho người tập cùng với diện tích đủ lớn để đặt các loại máy tập khi mở phòng Gym. Kinh nghiệm mở phòng tập Gym đó là bạn nên chọn địa điểm mở phòng tập có diện tích rộng, có nơi để xe, gần các khu dân cư, chung cư hay văn phòng hoặc có thể ở các tuyến đường nhỏ để giúp giảm thiểu chi phí hoặc mở tại sảnh các tòa nhà chung cư cao tầng.

 

4. Các trang thiết bị, máy móc cần thiết khi mở phòng tập Gym là gì ?

Một kinh nghiệm mở phòng tập Gym bạn cần chú ý đó chính là chuẩn bị các trang thiết bị, máy móc cần thiết khi mở phòng tập. Phòng tập với nhiều thiết bị mới, hiện đại có thể thu hút được người tập hiệu quả. Với số vốn ban đầu để mua dụng cụ tập là chủ yếu, thì phòng tập của bạn nên trang trị nhiều trang thiết bị tập luyện đa dạng khác nhau còn với số vốn ít thì bạn cần trang bị các loại máy cần thiết nhất cho hoạt động của phòng tập Gym và nhu cầu của người tập, trong đó bao gồm máy chạy bộ, xe đạp tập thể dục, máy tập cơ vai, cơ ngực, ghế tập bụng, lưng, eo. Đây được xem là các loại máy tập, dụng cụ tập luyện không thể thiếu và hầu như được sử dụng rất nhiều khi khách hàng đến với phòng tập của bạn. Tuy nhiên bạn cần cân đối cho hợp lý với số vốn kinh doanh cùng với mức phí tập luyện hàng tháng để thu hút người tập đến với phòng tập Gym của bạn.

 

Bên cạnh đó, bạn còn cần chú ý đến việc xây dựng nội quy phòng tập, trang bị hộp cứu thương và bảng phác đồ tập luyện. Khi tập luyện các bài tập Gym, người tập có thể gặp chấn thương do đó bạn nên chuẩn bị hộp cứu thương với đầy đủ dụng cụ sơ cứu và băng bó để có thể sơ cứu nhanh chóng. Đồng thời kinh nghiệm mở phòng tập Gym là nên có thêm bảng phác độ tập luyện và nội quy phòng tập dán ở nơi thuận tiện cho việc quan sát trong phòng tập.

5. Kinh nghiệm thuê nhân viên và huấn luyện viên cho phòng tập Gym

Lễ bàn giao chứng nhận phòng gym từ đơn vị Gymaster

Kinh nghiệm mở phòng tập Gym tiếp theo bạn cần chú ý đó chính là thuê nhân viên và huấn luyện viên cho phòng tập Gym. Đối với các phòng tập Gym nhỏ thì bạn có thể tự kinh doanh và quản lý hết mọi việc ở phòng tập tuy nhiên nếu kinh doanh phòng tập Gym với quy mô lớn thì bạn nên tuyển thêm các vị trí như bảo vệ trông xe, quản lý, nhân viên kinh doanh, nhân viên đứng quầy và đặc biệt là huấn luyện viên cho khách đến tập. Các phòng tập Gym hiện nay đều cần có một huấn luyện viên để giúp người tập mới tập luyện các động tác cơ bản đến khó tại phòng tập. Huấn luyện viên cần phải có bằng do liên hoàn thể dục thể thao cấp.

Trên đây Tiger Sport chia sẻ cho bạn một số kinh nghiệm mở phòng tập Gym, hy vọng các kinh nghiệm trên có thể giúp các bạn trang bị thêm kiến thức mở được phòng tập Gym ưng ý. Chúc các bạn thành công.